Gia sư toán Lý Hóa tại Hà Nội
Gia sư Toán tại Hà Nội

Gia Sư Toán

Group Sinh viên nhận Gia sư toán từ lớp 1-12.Giúp HS hệ thống và củng cố kiến thức toán một cách Hiệu quả.

Gia sư Hóa tại Hà Nội

Gia Sư Hóa tại Hà Nội

Group Sinh viên nhận Gia sư Hóa từ lớp 8-12,Ôn thi ĐH,CĐ.Giúp HS hệ thống và củng cố kiến thức Hóa một cách Hiệu quả và Chia sẻ những phương pháp học tập hiệu quả.

1/06/2014

7 Nguyên tắc học ngoại ngữ tiếng anh hiệu quả cần biết


Hãy tưởng tượng bạn nói tiếng Anh một cách tự nhiên...Không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng một cách dễ dàng, và nhanh. Sau đây là chia sẻ 7 nguyên tắc học tiếng Anh của một chuyên gia dạy tiếng Anh trên trang web http://learnenglish.britishcouncil.org và rất được nhiều người ủng hộ.

nguyên-tắc-học-tiếng-anh-hiệu-quả

Mục tiêu của bạn

Hãy tưởng tượng nói tiếng Anh một cách tự động... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng bạn một cách dễ dàng, và nhanh.

Bạn hiểu ngay lập tức.

Để làm được điều này, bạn phải thay đổi ngay cách bạn học tiếng Anh. Việc đầu tiên là bạn phải dừng ngay lại việc học các từ tiếng Anh? Cái gì?
Dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh.Đúng thế, đừng ghi nhớ các từ. Người bản ngữ không học tiếng Anh bằng cách nhớ các từ riêng biệt. Người bản ngữ học cách nói cả Nhóm từ.

Nhóm từ là một số các từ được đi với nhau một cách tự nhiên.

Học nhanh lên gấp 4 lần.

Nghiên cứu của Tiến sỹ Dr. James Asher chứng minh rằng học bằng các nhóm từ, cả câu sẽ làm việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần các từ riêng biệt. Nhanh hơn gấp 4-5 lần.

Hơn nữa, học sinh sinh viên học các câu có Ngữ pháp tốt hơn.
Sau đây là 1 số nguyên tắc cho các bạn học tiếng anh:
Nguyên tắc số 1: Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt.

Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt.

Hãy sưu tập các nhóm từ.

Tiếng Anh nói và ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn.
Luôn luôn học đủ câu.

Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu.

Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu.

Nguyên tắc thứ 2: Không học ngữ pháp

Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên - không phải NGHĨ.

Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp. Tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN.

Vì thế Nguyên tắc thứ 2 là: Không học ngữ pháp.

Nguyên tắc thứ 3: Nguyên tắc quan trọng nhất - Nghe trước.

Nghe, nghe, nghe. Bạn cần phải nghe một thứ tiếng Anh có thể hiểu được. Bạn phải nghe tiếng Anh hàng ngày. Đừng đọc sách giáo khoa. Hãy nghe tiếng Anh. Điều này thật đơn giản. Đây là chìa khóa đến thành công trong học Tiếng Anh của bạn, Bắt đầu Nghe hàng ngày.

Học với Tai của bạn, Không phải Mắt của bạn.

Tại hầu hết các trường, bạn học tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp..

Nhưng bây giờ bạn phải học tiếng Anh với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt tiếng Anh.

Nguyên tắc thứ 4: Học chậm, học sâu là tốt nhất.

Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.

Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ - chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương Một 30 lần trước khi nghe Chương Hai. Bạn có thể nghe Chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày.

Học ngữ pháp một cách chuyên sâu.

Thế ngữ pháp thì sao? Bạn học chuyên sâu thế nào mà không cần học các nguyên tắc ngữ pháp? Tôi sẽ nói với bạn cách học ngữ pháp một cách tự nhiên. Hãy sử dụng phương pháp sau và ngữ pháp sẽ tiến bộ một cách tự động. Bạn sử dụng các cách sử dụng các thì động từ một cách tự động. Bạn không phải nghĩ. Bạn không phải thử.

Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn

Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp tiếng Anh một cách tự động. Bạn phải học Ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, Hoàn thành, Hiện Tại, Tương lai.

Bạn làm thế nào? Đơn giản! Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với Thì quá khứ, Hoàn thành, và Tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn.

Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần Nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và Ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên.Bạn sẽ sử dụng Ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động.
Đấy là bí mật để học Ngữ pháp tiếng Anh.

Tôi muốn bạn suy nghĩ về một điều này: Tại sao bạn học tiếng Anh 4 năm rồi mà bạn vẫn thấy khó khăn để hiểu người bản ngữ?

Không có vấn đề gì sai với bạn cả. Vấn đề nằm ở trong trường học bạn học tiếng Anh và các sách giáo khoa của bạn. Sách giáo khoa tiếng Anh và các đĩa CD của sách giáo khoa rất không tốt. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh giao tiếp thực thụ. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh tự nhiên, thứ tiếng Anh được sử dụng trong các cuộc nói chuyện thông thường.

Bạn học tiếng Anh của Sách giáo khoa.

Làm sao để hiểu người bản ngữ?

Bạn phải học cái thứ tiếng Anh hội thoại tự nhiên.

Để học thứ tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học tiếng Anh hội thoại thực thụ.

Bạn học tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ.

Nguyên tắc thứ 6:

Chỉ sử dụng tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ Bạn có thể học tiếng Anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe.

Hãy tìm các nguồn hội thoại tiếng Anh thực thụ. Đọc và Nghe hàng ngày.

Đây là nguyên tắc cuối cùng, và là nguyên tắc dễ nhất:

Nguyên tắc thứ 7: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại.

Hãy sử dụng các Bài học có câu chuyện Nghe và Trả lời.

Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tự động.

Bạn sử dụng các câu chuyện Nghe và Trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câi chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn Suy nghĩ nhanh bằng tiếng Anh!.

Nguồn: http://learnenglish.britishcouncil.org

10/10/2013

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP
I. LÝ THUYẾT
1. Nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học
1.1. Vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của môn Toán ở tiểu học
1.2. Nội dung và đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học
1.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học
2. Dạy học số học ở tiểu học
2.1. Trình bày mục tiêu dạy học số học ở tiểu học. Cho ví dụ về việc thực hiện mục tiêu đó khi dạy học một bài cụ thể ở tiểu học.
2.2. Phân tích các đặc điểm của nội dung số học trong chương trình môn Toán ở tiểu học.Cho ví dụ về vận dụng các đặc điểm đó khi dạy học số học ở tiểu học.
2.3. Trình bày các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng khi dạy học số học tự nhiên.
2.4. Trình bày cách dạy học các khái niệm: Số tự nhiên, phân số, số thập phân ở tiểu học. Cho các ví dụ để minh họa.
2.5.Trình bày cách dạy học các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia trên số tự nhiên, phân số, số thập phân ở tiểu học. Cho các ví dụ để minh họa.
3. Dạy học các yếu tố hình học
3.1. Trình bày mục tiêu của dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học. Cho các ví dụ về việc thực hiện các mục tiêu đó trong dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học.
3.2. Phân tích các đặc điểm của nội dung các yếu tố hình học trong môn Toán ở tiểu học. cho các ví dụ để minh họa cho các đặc điểm đó.
3.3. Trình bày các yếu tố cơ bản về kiến thức và kỹ năng trong dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học.
3.4. Trình bày những lưu ý (định hướng) về phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học. cho ví dụ để minh họa cho mỗi lưu ý đó.
3.5. Các hoạt động chủ yếu khi dạy học một khái niệm, quy tắc hình học ở tiểu học. Cho ví dụ cụ thể để minh họa.
  •  Khi hướng dẫn ôn tập cần phải tập trung và các vấn đề sau:
1. Trong 1.1 trọng tâm là mục tiêu dạy học môn Toán, mỗi mục tiêu cần làm rõ: phân tích, cách vận dụng, ví dụ minh họa. Trong 1.2 trọng tâm là các đặc điểm của cấu trúc nội dung chương trình môn toán, mỗi đặc điểm cần làm rõ: Phân tích, sự vận dụng, ví dụ minh họa. Trong 1.3 phân tích các định hướng và cho ví dụ về việc thực hiện định hướng đó trong dạy học Toán ở tiểu học hiện nay.
2. Trong 2.1 mỗi mục tiêu cần làm rõ: Phân tích, sự vận dụng, ví dụ minh họa. Trong 2.2 mỗi đặc điểm cần làm rõ: phân tích, sự vận dụng, ví dụ minh họa. Trong 2.4 mỗi khái niệm số cần làm rõ: Các cách định nghĩa, dụng ý và cách trình bày của sách giáo khoa,lưu ý khi dạy học. Trong 2.5 trình bày các bước (hoạt động) chủ yếu khi dạy họcmột phép tính số học, lưu ý về mặt phương pháp, ví dụ minh họa.
3. Trong 3.1 mỗi mục tiêu cần làm rõ: phân tích, sự vận dụng, ví dụ minh họa. Trong 3.2 mỗi đặc điểm cần làm rõ: phân tích , vận dụng, ví dụ minh họa. Trong 3.4 giải thích , vận dụng trong dạy học, ví dụ minh họa. Trong 3.5 trình bày các bước ( hoạt động) chủ yếu khi dạy học một khái niệm, quy tắc hình học, lưu ý về mặt phương pháp, ví dụ minh họa.
II. BÀI TẬP
1. Các dạng bài tập
a. Các dạng toán số học thường gặp.
b. Các bài toán có nội dung hình học.
c. Các dạng toán thường gặp về đo đại lượng.
2. Yêu cầu
a. Giải bài toán (có thể bằng nhiều cách phù hợp với HS tiểu học.
b. Nêu quá trình phân tích và hệ thống câu hỏi tương ứng nhằn hướng dẫn học sinh tìmm lời giải bài toán.
c. Dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải khi giải bài toán đã cho. Nêu biện pháp giúp học sinh khắc phục.
d. Có thể bồi dưỡng cho học sinh các thao tác tư duy nào qua bài toán trên? Tại sao?
3. Một số bài tập mẫu
Bài 1: Lớp 4A có tất cả 45 em hoc sinh, trong đó clip_image002 số học sinh nam băng clip_image004 số học sinh nữ. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu em học sinh nam, bao nhiêu em học sinh nữ?Bài 2: Đội tuyển học sinh giỏi của trường có clip_image002[1] số học sinh nam bằng clip_image006 số học sinh nữ. Số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ 5 em. Hỏi có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ trong đội tuyển học sinh giỏi của trường?
Bài 3: Cuối học kỳ I lớp 5A có số học sinh giỏi băng clip_image008số học sinh còn lại của lớp. Cuối năm học, lớp 5A có thêm 4 học sinh giỏi nên tổng số học sinh giỏi bằng clip_image006[1]số học sinh còn lại của lớp. Hỏi lớp 5A có tất cả bao nhiêu học sinh.?
Bài 4: Một người đi từ A đến B, quảng đường AB là 45km. Lúc đầu người đó đi bộ hết1 giờ rồi gặp bạn chở tiếp bằng xe máy hết 1 giờ 20 phút nữa thì đến B. Biết rằng vận tốc của người đi xe máy gấp 6 lần vận tốc của người đi bộ. Tính vận tốc của mỗi người.
Bài 5: Hai người cùng khởi hành từ A và B cách nhau 44 km. Người thứ nhất đi từ A và người thứ hai đi từ B, sau 1giời 20 phút thì gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi người, biết rằng vận tốc người thứ nhất lớn hơn vận tốc của người thứ hai là 3km/giờ.
Bài 6: Một người dự địng đi từ A đến B trong một thời gian nhất định. Nhưng nếu cho xe chạy với vận tốc 45 km/giờ thì đến B chậm mất clip_image004[1] giờ, còn cho xe chạy với vận tốc 52 km/giờ thì sẽ đến B sớm hơn 30 phút. Hỏi phải cho xe chạy với vận tốc bao nhiêu để đến đúng giờ?
Bài 7: Hài thành phố A và B cách nhau 186 km. Lúc 6giờ, một người đi xe máy từ A với vận tốc 30 km/giờ để về B. Lúc 7 giờ , một người khác đi xe máy từ B với vận tốc 35 km/giờ để đến A. Hỏi hai người sẽ gặp nhau vào lúc mấy giờ và chổ gặp cách A bao nhiêu km?
Bài 8: Một người dự định đi ô tô từ A đến B hết 5 giờ. Nhưng nếu tăng vận tốc ô tô thêm 15 km/giờ thì có thể đến B sớm hơn 1giờ 15 phút. Tính quảng đường AB.
Bài 9: Một chiếc ca nô đi xuôi dòng một đoạn sông hết 2 giờ 30 phút và ngược dòng hết 3 giờ 30 phút. Hãy tính chiều dài của đoạn sông đó, biết rằng vận tố dòng nước là 3 km/giờ.
Bài 10: Một chiếc ca nô đi từ A đến B hết 5 giờ. Lúc trở về do xuôi dòng, ca nô đi mỗi giờ nhanh hơn 14 km nên chỉ mất 3 giờ. Tính quãng sông từ A đến B.
Bài 11. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 94 m. Nếu tăng chiều rộng thêm 4,5 m và giảm chiều dài đi 4,5m thì mảnh vườn sẽ trở thành hình vuông. Tính diện tích ban đầu của mảnh vườn.
Bài 12. Một tấm bia hình chữ nhật có chiều rộng bằng một nữa chiều dài. Tính diện tích tấm bia đó, biết rằng nếu tăng cả chiều dài và chiều rộng của nó lên 3dm thì diện tích của tấm bia sẽ tăng thên 49,5 dm2.
Bài 13. Ở một mảnh vườn hình vuông người ta đào một cái ao cá cũng hình vuông. Phần diện tích đất còn lại là 2400 m2. Tổng chu vi của vườn và ao cá là 240m. Tính cạnh của vườn và cạnh của ao cá.
Bài 14. Một mảnh vườn hình chữ nhật, nếu tăng chiều rộng để bằng chiều dài của nó thì diện tích sẽ tăng thêm 20m2, còn khi giảm chiều dài cho bằng chiều rộng thì diện tích giảm đi 16m2. Tính diện tích mảnh vườn đó.
Bài 15. Tìm hai số biết rằng tổng của chúng 792. Một trong hai số có chữ số hàng đơn vị bằng không, nếu xóa đi chữ số 0 này thì ta được hai số bằng nhau.
Bài 16. Tìm số có hai chữ số, biết tổng của các chữ số của nó bằng 15 và hiệu của số đó là 9, với số được viết theo thứ tự ngược lại của các chữ số của nó.
Bài 17. Tìm số có ba chữ số, biết rằng số đó vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 9, hiệu giữa số đó với số được viết theo thứ tự ngược lại của các chữ số của nó là 297.
Bài 18. Tìm một số có hai chữ số biết rằng nếu xen giữa hai chữ số của nó ta viết thêm chính số đó thì được một số có bốn chữ số lớn gấp 99 lần số cần tìm.
Bài 19. Năm nay tuổi mẹ gấp hai lần tuổi con. Tính tuổi mẹ và tuổi con hiện nay, biết rằng 12 năm về trước tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con lúc bấy giờ.
Bài 20. Sau 7 năm nữa thì tuổi của Nam sẽ gấp 3 lần tuổi của Nam trước đây 5 năm. Tính tuổi của Nam hiện nay?
Bài 21. Hiện nay, tuổi của cha gấp 5 lần tuổi của con. Sau 18 năm nữa, tuổi của cha sẽ chỉ còn gấp đôi tuổi của con lúc bấy giờ. Tính tuổi của cha và tuổi của con hiện nay.
Bài 22. Hai bạn A và B tiết kiệm được 79 nghìn đồng và rủ nhau đi mua sách chuẩn bị cho năm học mới. A mua hết clip_image011số tiền của mình, B mua hết clip_image013số tiền của mình. Số tiền còn lại của B nhiều hơn của A là hai nghìn đồng. Hỏi số tiền ban đầu của mỗi bạn là bao nhiêu?
Bài 23. Tổng số học sinh khối I của trường tiểu học là một chữ số có ba chữ số và có chữ số hàng trăm bằng 3. Nếu xếp mỗi hàng 10 em hoặc mỗi hàng 12 em thì đều dư 8 em, nếu xếp hàng 8 em thì không dư. Tính số học sinh khối I của trường đó.
Bài 24. Một người đi xe máy từ A đến B. Ngày thứ nhất người đó đi được clip_image015quảng đường, ngày thứ hai đi được clip_image004[2] quảng đường. Ngày thứ ba đi tiếp 40 km nữa thì đến B. Tính quảng đường từ A đến B.
Bài 25. Ba tấm vải có tổng chiều dài là 210m. Nếu cắt đi clip_image018 tấm vải thứ nhất, clip_image020 tấm vải thứ hai và clip_image004[3] tấm vải thứ ba thì phần còn lại của ba tấm vải có chiều dài bằng nhau. Tính chiều dài ban đầu của tấm vải.
Bài 26. Một cửa hàng có tổng số gạo nếp và gạo tẻ là 1950kg. sau khi đã bán clip_image004[4] số gạo nếp và clip_image008[1] số gạo tẻ thì số gạo nếp và gạo tẻ còn lại bằng nhau. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu kg gạo nếp, bao nhiêu kg gạo tẻ?
Bài 27. Nhà Bình và nhà Nam nhận dệt gia công một số một số chiếu như nhau. Mỗi ngày nhà Bình dệt được 24 chiếc, nhà Nam dệt được 18 chiếc. Hai nhà bắt đầu dệt cùng một ngày. Sau một số ngày, số chiếu còn phải dệt của nhà Nam nhiều hơn nhà Bình 36 chiếc. Hỏi hai nhà đã dệt được mấy này?
Bài 28. Hai người thợ chia nhau 3430000 đồng tiền công. Người thứ nhất là 6 ngày, mỗi ngày làm 8 giờ. Người thứ hai làm 5 ngày, mỗi ngày làm 10 giờ. Hỏi mỗi người nhận được bao nhiêu tiền công? (tiền công mỗi giờ của hai người như nhau).
Bài 29. Ba người cùng làm một công việc sẽ hoàn thành công việc đó trong 2 giờ 40 phút. Nếu làm riêng một mình thì người thứ nhất phải mất 8 giờ mới làm xong công việc, người thứ hai phải mất 12 giờ mới xong công việc. Hỏi nếu người thứ ba làm một mình thì phải mất mấy giờ mới làm xong công việc?
Bài 30. Ba bạn A, B, C dự định cùng làm chung một công việc. Nếu A làm một mình thì sau 3 ngày sẽ xong công việc, nếu B làm một mình thì sau 6 ngày sẽ xong công việc, nếu C làm một mình thì phải cần số ngày mà cả A và B cùng làm chung để xong công việc đó. Hỏi nếu cả ba bạn cùng làm chung thì sẽ xong công việc trong thời gian bao lâu?
* Khi hướng dẫn bài tập cần:
- Giảng viên chỉ hướng dẫn cách giải đối với từng dạng toán. Cần tập trung hướng dẫn cách khai thác các yêu cầu b,c,d (mục 2. Yêu cầu đối với bài tập).
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung: Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học. NXB ĐHSP Hà Nội, 2002.
2. Đào Tam: Thực hành phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học, NXBGD, 2004.
3. Sách giáo khoa toán 1, 2,3,4,5 (hiện hành). NXBGD, Hà Nội. 2001 – 2006.
4. Nguyễn Phụ Hy (chủ biên). Dạy học các tập hợp số ở tiểu học. NXBGD Hà Nội, 2000.
5. Phạm Đình Thực. Giảng dạy các yếu tố hình học ở tiểu học. NXBGD Hà Nội, 2000.
6. Vũ Dương Thụy, Đỗ Trung Hiệu: Các phương pháp giải toán ở tiểu học. tập 1,2. NXBGD Hà Nội, 2001.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP
MÔN TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP GD TOÁN ( PHẦN TOÁN)
NGÀNH: GDTH

I. Lý thuyết.
1. Lôgíc toán. Một số phương pháp chứng minh, phương pháp quy nạp.
2. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp.
3. Ánh xạ. Ảnh và ảnh ngược của tập hợp. Các loại ánh xạ. Ánh xạ ngược. Hợp ánh xạ.
4. Quan hệ hai ngôi, các tính chất. Quan hệ tương đương, lớp tương đương. Quan hệ thứ tự, các phần tử đặc biệt: tối đa, tối tiểu,nhỏ nhất, lớn nhất.
5. Giải tích tổ hợp: chỉnh hợ, hoán vị, tổ hợp, nhị thức Newton.
6. Các cấu trúc đại số cơ bản: nhóm, vành, trường. Nhóm con, vành con, trường con.
II. Bài tập.
Câu 1: Bằng phương pháp quy nạp chứng minh rằng:
a) 2n > , clip_image023 N
b) clip_image025
Câu 2: Chứng minh bằng phương pháp phản ứng:
a) Nếu n3 chia hết cho 3 thì n chia hết 3 ( n là số nguyên).
b) clip_image027 là số vô tỉ.
Câu 3: Cho ánh xạ f từ R vào R, xác định bởi f(x) = 5x3 – 2. Chứng minh f là song ánh và tìm ánh xạ ngược.
Câu 4. Ánh xạ f từ R vào R xác định bởi f(x) = x2 – 3x +1. f có phải là song ánh? Xác định clip_image029.
Câu 5. Lớp học có 20 nam, 25 nữ.Có bao nhiêu cách cử một ban đại diện của lớp gồm 5 người: để có 3 nam 2 nữ? Có không quá 2 nam? Có ít nhất 2 nữ? Có cả nam và nữ?
Câu 6. Cho n điểm trên một đường tròn. Có bao nhiêu tam giác được lập thành từ n điểm này? Có bao nhiêu tứ giác?
Câu 7.
a) Có bao nhiêu tập con của một tập có n phân tử?
b.Hãy tính hệ số của x35 trong khai triển của (3x2 – 5x3)15
c) Một hệ số gồm 9 đường thắngong song cắt một hệ gồm n đường thẳng song song khác tạo nên 540 hình bình hành. Hãy xác định n?.
d) Hãy xác định các số hạng hữu tỉ của khai triển clip_image031
Câu 8: Cho 7 chữ số 0,1,2,3,4,5,6.
a) Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số được thành lập từ 7 chữ số này?
b) Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau và là số chẵn được thành lập từ 7 chữ số này?
Câu 9:Cho các chữ số 1,2,3,4,5,6. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số, trong đó cố 2 chữ số 5, các chữ số còn lại khác nhau được thành lập từ các chữ số này?
Câu 10:
a) Có bao nhiêu cách sắp xếp 12 hành khách lên 3 toa tàu với giả thiết toa nào cũng có 12 chỗ ngồi?
b) Có bao nhiêu cách sắp xếp 12 hành khách lên 3 toa tàu sao cho toa thứ nhất có 5 người, toa thứ hai có 3 người, còn lại lên toa thứ ba?
Câu 11: Trên tập clip_image033, xác định quan hệ R như sau:
clip_image035 và n+q là số chẵn.
Chứng minh R là quan hệ tương đương và tìm tập thương.
Câu 12: Trên các số nguyên Z, Xét quan hệ đồng dư modulo 6.
a) Chứng minh là quan hệ tương đương trên Z.
b) Xác định tập thương Z6 (tập các lớp đồng dư modulo 6).
c) Lập bản cộng và bản nhân của Z6.
d) Các tính chất của phép cộng và phép nhân trên Z6.
e) Tìm các phân tử khả nghịch trên Z6.
Câu 13: Cho tập clip_image037 Tìm phần tử tối đại, tối thiểu, phần tử lớn nhất, phần tử nhỏ nhất trên X với quan hệ chia hết.
Câu 14: Cho tập clip_image039. Tìm phần tử tối đại, tối thiểu, lớn nhất, nhỏ nhất trên clip_image041clip_image043, với quan hệ bao hàm.
Câu 15: Cho clip_image045.
Gọi clip_image047
clip_image049. Tìm các phần tử đặc biệt của tập clip_image051
Câu 16: Trên tập X= Z x N*, xét quan hệ R:
clip_image053
Chứng minh R là quan hệ tương đương trên X và xác định tập thương.
Câu 17: Trên tập Q các số hữu tỉ, xét phép toán *:
a * b = a + b – 2ab.
Chứng minh clip_image055với phép toán * tạo thành một nhóm.
Câu 18: Cho tập clip_image057. Tập A với phép nhân thông thường có phải là một nhóm?
Câu 19: Chứng minh tập clip_image059cùng với phép cộng thông thường lập thành một nhóm. Phép nhân thông thường trên X có những tính chất nào?
Câu 20: Chứng minh tập X = Z x Z cùng với hai phép toán:
clip_image061
clip_image063
lập thành một vành giao hoán có đơn vị.
Câu 21: clip_image065. Phép toán * trên X được xác định như sau:
clip_image067.
Chứng minh (X, *) là một nhóm.
Câu 22: Cho clip_image069
a) Chứng minh X cùng với phép cộng và phép nhân thông thường lập thành một trường.
b) Tập Y cùng với phép cộng thông thường có phải là nhóm?
c) Tập Y cùng với phép cộng và phép nhân thông thường có phải là một trường?
Câu 23: Xét quan hệ R trên tập clip_image071
Chứng minh R là quan hệ tương đương. Tìm các lớp tương đương của các phần tử 1,2,3,4.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toán cao cấp 1, ngành giáo dục tiểu học. Nguyễn Gia Định. TTĐTTX.
2. Toán cao cấp 1, ngành giáo dục tiểu học. Trần Diên Hiển. TTĐTTX.
3. Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp đại học, ngành DGTH, phần toán cao cấp, Nguyễn Gia Định – Trần Lộc Hùng. TTĐTTX.
Tải toàn bộ file Phương pháp dạy học toán ở tiểu học.docx
Nguồn sưu tập: Gia sư toán

10/09/2013

Phương pháp học từ vựng tiếng anh nhanh và hiệu quả

Từ vựng tiếng Anh là một vấn đề đau đầu với rất nhiều người, tôi cũng đã thử rất nhiều phương pháp học từ vựng nhưng học được vài bữa rồi lại quên hết, cho đến khi tôi biết đến phương pháp Free Reading của anh Phạm Quang Hưng. Nếu bạn đang tìm một phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả thì phương pháp này là câu trả lời cho bạn.

Bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới mà tôi tìm được trên mạng về cách học tiếng Anh bằng Phương pháp này(bài viết khá dài, tôi chỉ copy một đoạn...
Tôi không học từ vựng bằng sổ danh sách từ vựng nữa mà theo phương pháp mới : ” Free reading” và “Free listening” .(Hiện tại tôi vẫn đang áp dụng phương pháp này để học từ mới ).
Phương pháp học này sẽ giúp bạn học những từ vựng tiếng Anh thông dụng nhất. Điều tuyệt vời nhất là bạn không cần phải cố gắng để nhớ từ mới nữa mà bạn sẽ học và nhớ những từ vựng thông dụng nhất một cách tự nhiên.

Có một sai lầm phổ biến trong việc học từ vựng tiếng Anh mà hầu hết mọi người đều mắc phải là cố gắng học hết tất cả các từ mới mà họ gặp phải. Bạn có để ý rằng có những từ bạn đã học và rồi sau đó hiếm khi bạn gặp lại từ đó và hầu như không bao giờ sử dụng nó để nói hoặc viết. Đó là những từ vựng không thông dụng.

Việc cố gắng học và ghi nhớ tất cả những từ vựng tiếng Anh không thông dụng ngay từ ban đầu chỉ lãng phí thời gian và công sức của bạn. Chiến lược học tập khôn ngoan nhất là đừng cố học và nhớ tất cả các từ mới mà bạn gặp . Thay vào đó, chỉ học những từ vựng thông dụng nhất trước, các từ ít thông dụng hơn sẽ từ từ học sau này.

Bạn có biết rằng, người Mỹ chỉ sử dụng khoảng 3ooo từ tiếng Anh thông dụng nhất trong các hoạt động hàng ngày bao gồm giao tiếp, viết email, sách báo,….Có nghĩa là nếu bạn có thể làm chủ được vốn từ vựng thông dụng này, bạn có thể sống ở Mỹ mà không gặp khó khăn gì trong giao tiếp hằng ngày.(Làm chủ ở đây có nghĩa là bạn có khả năng sử dụng chúng để nói và viết một cách thành thạo)
Do đó mục tiêu của bạn là phải làm chủ các từ vựng thông dụng này trước. Vấn đề là làm sao để biết một từ mới nào đó là thông dụng hay không thông dụng ?
Nguyên tắc rất đơn giản : Những từ bạn gặp đi gặp lại nhiều lần là những từ thông dụng nhất . Và đó là

cơ sở cho phương pháp học từ vựng Free Reading :
Chọn một tài liệu tiếng Anh bạn thật sự yêu thích để đọc.
Bắt đầu đọc, mỗi khi bạn gặp một từ mới, tra nghĩa thật nhanh từ mới đó rồi tiếp tục đọc tiếp. Không ghi chú lại, không cố gắng nhớ từ đó. Chỉ tra nghĩa và tiếp tục đọc tiếp.
Sau khi bạn đọc được vài câu hay một đoạn, bạn sẽ bắt gặp lại những từ bạn vừa tra nghĩa trước đó. Nếu bạn không nhớ nghĩa thì tra nghĩa lại lần nữa và tiếp tục đọc. Cứ tiếp tục như vậy và sau một vài lần tra nghĩa, bạn sẽ nhớ từ đó một cách tự nhiên. Và điều tuyệt vời là bạn vừa học một từ tiếng Anh thông dụng .

Ưu điểm của phương pháp này:
Bạn sẽ học được những từ tiếng Anh thông dụng nhất.
Bạn sẽ ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên, không phải cố gắng để nhớ.
Bạn sẽ ghi nhớ từ vựng rất lâu vì bạn học các từ vựng này trong các ngữ cảnh khác nhau. Học các từ vựng độc lập không có ngữ cảnh sẽ không giúp bạn nhớ lâu, do đó cách học một danh sách các từ vựng là không hiệu quả.

Bạn bắt gặp các từ vựng này được sử dụng trong nhiều câu khác nhau. Do đó bạn học được cách sử dụng chúng để nói hoặc viết....

Sưu tập: Gia sư toán

10/08/2013

Các Phương pháp học tập hiệu quả nhất hiện nay


Có thể nói việc học để có được kết quả tốt, chúng ta cần phải có phương pháp học, và phải chọn cho mình một phương pháp học phù hợp.phương pháp học là một yếu tố rất quan trọng.Một nhóm nghiên cứu của Mỹ đã tập hợp các căn cứ thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của 10 phương pháp học phổ biến nhất lâu nay.
Nhóm nghiên cứu gồm các nhà tâm lý học Mitchell J. Nathan (ĐH Wisconsin-Madison) và Daniel T. Willingham (ĐH Virginia) , John Dunlosky và Katherine A. Rawson (ĐH Kent), Elizabeth J. Marsh (ĐH Duke). đã xem xét hơn 700 bài báo khoa học về 10 phương pháp học tập phổ biến nhất nhằm xác định các phương pháp có hiệu quả nổi bật nhất dựa trên 4 tiêu chí:
- Hữu ích trong nhiều điều kiện học tập khác nhau, ví dụ khi người học tự học một mình hay khi học theo nhóm:
- Giúp ích cho người học ở nhiều độ tuổi, khả năng và trình độ khác nhau.
- Giúp người học làm chủ kiến thức trong nhiều môn học, và thành tích học tập của họ sẽ được cải thiện theo mọi tiêu chuẩn đánh giá.
- Đem lại tác dụng lâu dài trong việc nâng cao kiến thức và hiểu biết cho người học.
Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy có hai phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất, còn được gọi là hai phương pháp vàng.

Hai phương pháp vàng

Tự kiểm tra:
Tự kiểm tra là việc người học tự thực hành để kiểm tra chính mình ngoài thời gian trên lớp. Theo phương pháp này người học có thể dùng các tấm bìa ghi những từ khóa quan trọng hoặc trả lời câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa. Mặc dù đa số người học đều không thích các bài kiểm tra nhưng hàng trăm thí nghiệm cho thấy, tự kiểm tra giúp cải thiện việc học và giúp ghi nhớ được lâu.

Trong một nghiên cứu, các sinh viên đại học được yêu cầu ghi nhớ các cặp từ, một nửa trong số đó sau đó được tham gia một bài kiểm tra trí nhớ tức thời với các cặp từ này. Một tuần sau, các sinh viên này nhớ được 35% các cặp từ trong bài kiểm tra, so với chỉ có 4% đối với những sinh viên không tham gia kiểm tra. Trong một thí nghiệm khác, các sinh viên đại học được tiếp xúc với một bản dịch từ tiếng Swahili sang tiếng Anh. Tiếp theo, họ dùng phương pháp tự kiểm tra đối với một phần văn bản, phần văn bản còn lại chỉ được họ đọc lại. Kết quả là các sinh viên nhớ lại được 80% trong phần mà họ đã học bằng cách tự kiểm tra nhiều lần, so với chỉ có 36% cho phần mà họ chỉ đọc lại. Giả thuyết của nhóm nghiên cứu là việc tự kiểm tra sẽ giúp thúc đẩy quá trình tìm kiếm trong não bộ phần ký ức bền giúp kích hoạt các thông tin liên quan, qua đó hình thành nhiều lối mòn ghi nhớ giúp truy cập thông tin dễ dàng hơn.

Theo nhóm nghiên cứu, bất cứ ai từ trẻ mẫu giáo đến sinh viên y khoa năm thứ tư và những người ở độ tuổi trung niên đều được lợi khi sử dụng phương pháp tự kiểm tra. Nó có thể áp dụng được cho tất cả các loại thông tin cần ghi nhớ, như từ vựng ngoại ngữ, kỹ năng đánh vần, hay thành phần cấu trúc trong các loại hoa. Thậm chí nó còn giúp cải thiện khả năng trí nhớ cho những người bị bệnh Alzheimer.

Nhóm nghiên cứu đánh giá phương pháp tự kiểm tra một cách thường xuyên đem lại hiệu quả cao nhất cho việc học, đặc biệt là khi người học được người chấm xác nhận tức thời các câu trả lời đúng của họ.
Phương pháp tự kiểm tra cũng phát huy hiệu quả ngay cả khi thể thức của các bài kiểm tra khi tự thực hành khác với các bài kiểm tra chính thức. Thông tin lưu giữ trong trí nhớ nhờ phương pháp này có thể được duy trì từ nhiều tháng cho đến nhiều năm.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, phương pháp này chỉ cần một lượng thời gian khiêm tốn và người học chỉ cần được giới thiệu sơ qua hoặc thậm chí không cần. Để tự kiểm tra, người học có thể dùng những tấm thẻ ghi từ khóa, hoặc áp dụng phương pháp Cornell, đó là khi ghi chép bài trên lớp, người học tạo một cột ở lề trang giấy để ghi lại các từ khóa hoặc những câu hỏi quan trọng. Sau đó, người học có thể tự kiểm tra bằng cách che đi phần ghi chép trên lớp và tự trả lời các câu hỏi (hoặc lý giải các từ khóa) trên phần lề này.

Ôn tập giãn cách:
Học sinh thường tập trung học nhồi ngay trước khi có bài thi hoặc kiểm tra. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy việc giãn cách thời gian ôn tập sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn nhiều. Trong một thí nghiệm kinh điển, học sinh học các từ tiếng Anh được dịch ra từ các từ trong tiếng Tây Ban Nha, sau đó ôn lại trong sáu phiên. Một nhóm ôn trong các phiên liên tiếp nhau, một nhóm ôn các phiên cách ngày và số còn lại ôn các phiên cách nhau 30 ngày. Thực tế cho thấy các học sinh trong nhóm cuối nhớ bản dịch tốt nhất. Một phân tích trên 254 nghiên cứu được thực hiện với 14.000 người tham gia, kết quả cho thấy những sinh viên ôn tập cách quãng nhớ được khoảng 47% nội dung học, trong khi những người học dồn chỉ nhớ được 37%.

Phương pháp này được nhóm nghiên cứu đánh giá có hiệu quả đối với từ trẻ ba tuổi tới sinh viên đại học và cả những người lớn tuổi hơn. Việc phân phối thời gian học cách quãng có hiệu quả cao cho việc học ngữ vựng, học định nghĩa của từ, và thậm chí cả những kỹ năng như toán học, âm nhạc, hay phẫu thuật.

Phương pháp này cũng không khó để thực hiện. Mặc dù sách giáo khoa thường gộp các bài tập lại với nhau theo chủ đề, nhưng người học có thể từ ngắt quãng chúng ra theo cách của mình. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người học phải lên kế hoạch trước, và phải vượt qua trở ngại chung là thói quen trì hoãn việc ôn bài.
Hiệu quả học bài dường như tăng lên, tỷ lệ thuận với khoảng thời gian giãn cách giữa các lần ôn tập. Một nghiên cứu cho thấy khoảng cách ôn bài giãn cách 30 ngày đem lại hiệu quả cao hơn nhiều hơn so với ôn bài cách ngày. 

Trong một nghiên cứu dựa trên một khóa học thông dụng trên Internet, kết quả cao nhất người học đạt được khi các phiên ôn bài cách nhau khoảng từ 10 đến 20% của khoảng thời gian mà người học cần lưu giữ kiến thức trong đầu. Như vậy, để nhớ một điều gì đó trong một tuần, các phiên học ôn nên cách nhau từ 12 đến 24 giờ đồng hồ. Để nhớ một điều gì đó trong năm năm, các phiên học nên cách nhau từ 6 đến 12 tháng. Thực tế cho thấy sau những khoảng thời gian dài cách quãng, người học có thể học lại một cách nhanh chóng những gì họ đã quên, và đây là cách lý tưởng để ghi nhớ các khái niệm cơ bản làm cơ sở cho kiến thức chuyên sâu hơn.

Ba phương pháp hạng nhì
Đây là những phương pháp học tập được nhóm nghiên cứu cho là còn thiếu căn cứ thực tế để hoàn toàn chứng minh tính hiệu quả. Ví dụ phương pháp hỏi đáp vào chi tiết, hay phương pháp tự lý giải, đến nay vẫn chưa được đánh giá trong các tình huống giáo dục thực tế, hay phương pháp xen kẽ nội dung thực hành chỉ gần đây mới được bước đầu nghiên cứu có hệ thống. Tuy nhiên, chúng vẫn được coi là có hiệu quả đủ tốt để nhóm nghiên cứu khuyến khích sử dụng trong một số tình huống nhất định.

Hỏi đáp vào chi tiết:
Tò mò vốn là bản năng tự nhiên khiến con người luôn tìm kiếm những kiến giải về thế giới xung quanh mình, và có nhiều căn cứ cho thấy việc kích thích người học trả lời các câu hỏi “tại sao?” sẽ giúp việc học tập trở nên dễ dàng hơn.

Trong một thí nghiệm, học sinh được đọc câu “người đàn ông đói bụng đã ngồi vào xe”. Các thành viên của nhóm hỏi đáp chi tiết được yêu cầu giải thích lý do tại sao, trong khi nhóm thứ hai được cung cấp sẵn lời giải thích, chẳng hạn như “người đàn ông đói bụng đã lên xe để đi đến nhà hàng”, và nhóm thứ ba chỉ thuần túy học theo cách đọc lần lượt từng câu trong bài. Khi được yêu cầu nhớ lại ai đã làm gì (ví dụ đặt câu hỏi “ai đã lên xe?”), trong nhóm hỏi đáp chi tiết có khoảng 72% học sinh trả lời đúng, còn hai nhóm kia chỉ có khoảng 37% học sinh trả lời đúng.

Tác dụng của phương pháp hỏi đáp vào chi tiết có vẻ ổn định theo tuổi tác, từ học sinh lớp bốn cho đến sinh viên đại học. Tuy nhiên, mặc dù phương pháp này giúp cải thiện rõ ràng việc ghi nhớ các sự kiện, nhưng vẫn chưa chắc chắn để nói rằng nó làm tăng mức độ hiểu sâu nội dung học, và chưa đủ cơ sở để kết luận kiến thức sẽ được ghi nhớ trong bao lâu.
Thời gian cần cho việc áp dụng phương pháp này không hề quá nhiều. Trong một nghiên cứu, một nhóm hỏi đáp chi tiết cần 32 phút để kết thúc bài học, trong khi nhóm chỉ thuần túy đọc hiểu thì cần 28 phút. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, phương pháp này áp dụng được cho khá nhiều môn học khác nhau, nhưng có thể không hữu ích lắm đối với các đề tài trừu tượng. Đối với người học một nội dung hoàn toàn mới mẻ thì lợi ích của phương pháp này khá hạn chế.

Tự lý giải:
Đây là phương pháp đòi hỏi người học phải đưa ra lời giải thích cho những gì họ học, xem xét quá trình tư duy đối với những câu hỏi kiểu như “Câu văn này cung cấp thông tin mới gì cho bạn?”, “Nó có liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết?” Tương tự như phương pháp hỏi đáp vào chi tiết, phương pháp tự giải thích có thể giúp kết nối một cách hiệu quả những thông tin mới học được với kiến thức người học đã có sẵn.
Người học từ bậc mẫu giáo cho đến sinh viên đại học đều có thể sử dụng phương pháp này bởi nó giúp ích cho việc học các chuyện kể, giải toán cũng như giải các câu đố cần suy luận logic. Ở trẻ em, phương pháp tự lý giải có thể giúp ích trong việc học những khái niệm căn bản như việc học các con số hoặc hình mẫu. Tác dụng của phương pháp này khá đa dạng, có thể giúp cải thiện trí nhớ, giúp hiểu sâu và giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chỉ đo các tác dụng trong vòng vài phút, và ta không biết đối với những người kiến thức cao hơn hay thấp hơn thì hiệu quả sẽ kéo dài hơn hay ngắn hơn.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu cho rằng còn chưa rõ để khẳng định phương pháp này có dễ áp dụng hay không. Một số nghiên cứu cho thấy hầu hết người học chỉ cần được hướng dẫn ở mức tối thiểu và không cần thực hành nhiều, hoặc hoàn toàn không cần thực hành trước. Nhưng một thí nghiệm trên một bài kiểm tra của học sinh lớp chín cho thấy những học sinh không được huấn luyện phương pháp này có xu hướng chỉ diễn giải lại điều được học chứ không phải là đưa ra lời giải thích thật sự. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cho thấy phương pháp này tiêu tốn khá nhiều thời gian, tăng nhu cầu thời gian từ 30 đến 100% so với các phương pháp khác.

Xen kẽ nội dung thực hành:
Theo trực quan thông thường, người học có xu hướng chia nội dung học thành từng phần kiến thức, học xong một chủ đề hoặc một dạng bài tập trước khi chuyển sang phần nội dung tiếp theo. Nhưng nghiên cứu gần đây đã chỉ ra lợi ích của phương pháp xen kẽ nội dung thực hành, theo đó người học sẽ học xen kẽ các chủ đề hay các dạng bài toán khác nhau. Ví dụ trong một nghiên cứu, các sinh viên đại học được yêu cầu học cách tính thể tích của bốn dạng vật thể khác nhau. Nếu làm theo phương pháp chia nội dung thành từng phần kiến thức, họ phải hoàn thành tất cả các bài tập đối với một dạng vật thể trước khi chuyển sang dạng vật thể tiếp theo. Nhưng với phương pháp xen kẽ nội dung thực hành, cả bốn dạng bài toán sẽ được trộn xen kẽ cạnh nhau.

Trong bài kiểm tra thực hiện một tuần sau đó, nhóm sử dụng phương pháp trộn xen kẽ nội dung thực hành đã làm chính xác hơn 43% so với nhóm học theo phương pháp chia phần kiến thức. Nghiên cứu cho thấy việc học xen kẽ các kiến thức giúp người học có được kĩ năng lựa chọn phương pháp giải quyết phù hợp và khuyến khích họ so sánh các dạng bài tập khác nhau.

Nhóm nghiên cứu khuyến nghị, nên sử dụng phương pháp này khi các dạng bài tập tương tự nhau vì đưa chúng lại gần nhau sẽ giúp người học dễ nhận thấy sự khác biệt giữa chúng hơn. Trong khi đó, phương pháp chia nội dung học theo từng phần kiến thức – tức là cố gắng giải một lượt tất cả các bài toán trong cùng một dạng – có thể hiệu quả hơn khi các dạng bài toán có nhiều sự khác biệt, vì cách này giúp làm nổi bật những điểm chung giữa chúng.

Phương pháp xen kẽ nội dung thực hành có thể chỉ phát huy hiệu quả ở những người học đã nắm bắt nội dung học tới một độ sâu nhất định. Ngoài ra, tác dụng của phương pháp này cũng không nhất quán trên nhiều loại nội dung học tập khác nhau. Nó giúp cải thiện kết quả học tập đối với các bài toán đại số, và có hiệu quả đối với một nghiên cứu về đào tạo cho sinh viên y khoa năng lực diễn giải kết quả chẩn đoán chứng rối loạn tim mạch. Nhưng với hai nghiên cứu về việc học từ vựng ngoại ngữ cho thấy phương pháp này không phát huy hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, với những khó khăn mà nhiều học sinh gặp phải ở môn toán, phương pháp xen kẽ nội dung thực hành vẫn có thể là một cách học đáng tham khảo.

Với những người có động cơ học tập, họ có thể dễ dàng áp dụng phương pháp xen kẽ nội dụng thực hành mà không cần bất kỳ hướng dẫn nào. Giáo viên cũng có thể sử dụng phương pháp này trong lớp học: Sau khi đưa ra một dạng bài tập (hoặc chủ đề), bước đầu tiên là tập trung vào dạng bài đó. Ngay khi đưa ra dạng tiếp theo, cần trộn lẫn bài tập dạng này với bài tập của dạng trước. Mặc dù gây tốn nhiều thời gian hơn một chút so với phương pháp chia kiến thức thành từng phần nhưng phương pháp xen kẽ nội dung vẫn có giá trị vì nó giúp nâng cao thành tích học tập.

Kết luận:
Mặc dù những phương pháp học tập trên đây không phải phương thuốc chữa bá bệnh, thường chỉ đem lại lợi ích cho những người học có động lực và có khả năng áp dụng chúng, nhưng giáo viên vẫn nên tiến hành một số thử nghiệm để người học thực hành, chẳng hạn như:
- Khi chuyển đến phần kiến thức mới, giáo viên có thể yêu cầu người học làm một bài kiểm tra thực hành về trí nhớ với những khái niệm quan trọng ở phần trước, sau đó phản hồi kết quả chấm bài ngay cho người học.
- Yêu cầu người học xen kẽ những bài toán mới với các bài toán có liên quan ở trong các phần trước đó.
- Khai thác phương pháp ôn tập giãn cách bằng cách thỉnh thoảng nêu lại khái niệm chính từ các bài trước.
- Giúp người học sử dụng phương pháp hỏi đáp vào chi tiết bằng cách gợi cho người học trả lời cho những câu hỏi “tại sao?” xoay quanh nội dung bài giảng.

 Nhóm nghiên cứu tin rằng những phương pháp này khi được áp dụng sẽ giúp nhiều người học không chỉ nâng cao thành tích học tập, mà có thể còn đem lại những lợi ích lâu dài cho họ trong cuộc sống.


Sưu tập bởi:Gia sư toán

9/08/2013

Bí Quyết học lí thuyết môn Hóa Học tốt

Bài viết được trung tâm sinh viên dạy gia sư sưu tập và chia sẻ với các em học sinh nhằm nâng cao kiến thức,và kỹ năng làm cho các em.
"Sinh viên cùng chung tay chấp cánh ước mơ"
Bí-quyết-học-lí-thuyết-môn-Hóa-học-tốt

Bí quyết học lí thuyết môn Hóa học tốt

Nếu không nắm được lí thuyết môn Hóa học có lẽ bạn sẽ thấy phần bài tập cùng các phương trình hóa học thật rắc rối và "khoai" đấy.Học Hóa quan trọng nhất là nắm vững lý thuyết. Tuy nhiên lý thuyết Hóa thường khó nhớ, đặc biệt là các phương trình hóa học.

Để học tốt Hóa, bạn phải nắm vững lý thuyết, tức là không chỉ nhớ được tính chất hóa học của các chất, mà còn phải hiểu bản chất, hiểu tại sao các chất lại có tính chất hóa học như vậy.
Ví dụ: H2S và H2SO4 đều là hợp chất của lưu huỳnh, nhưng tại sao H2S lại có tính khử còn H2SO4 lại có tính oxi hóa? Đó là bởi trong H2S, số oxi hóa của S là -2 nhỏ nhất, chỉ có thể tăng lên, nên H2S có tính khử. Còn trong H2SO4, số oxi hóa của S là +6 là lớn nhất nên chỉ có thể tăng lên, vì vậy H2SO4 có tính oxi hóa.

Học theo cách cầm bút và viết các phương trình ra nháp.
Có thể tự tạo các dãy biến hóa và tự viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa đó.
Bám sát kiến thức trên lớp, chú ý những gì thầy cô giảng trên lớp.
Học thuộc bài, lí thuyết sách giáo khoa, các phương trình phản ứng.
Sau đó là làm các bài tập SGK để kiến thức "hoạt động", có như vậy mới giúp bạn nhớ lâu. Làm các bài tập lí thuyết trước sau đó mới làm các bài tính toán.

Các bài học thì thường có sự liên quan với nhau, cố gắng tìm điểm chung của nó.
Đặc biệt khi học về các chất hóa học thường có các phản ứng đặc trưng. Vì vậy các bạn cần chú ý để nắm được.
Chúc các em tìm thấy niềm vui trong học hành và thành công trong sự nghiệp!

Sưu tâp: Gia sư Hóa
Bộ siêu tập liên quan: